Tập thể dục thẩm mỹ với máy tập hiện đại
1. Máy tập đi bộ trên không: giúp làm săn chắc phần thân trên, thon thả vòng eo và làm rắn rỏi cánh tay, lưng, ngực, bụng – tất cả các hiệu quả cùng một lúc. Bạn sẽ phải sử dụng đến nhiều cơ bắp hơn, do đó sẽ đốt cháy nhiều mỡ và calo hơn so với đi bộ thông thường, vì vậy sẽ thu được kết quả cao hơn.
2. Máy chạy bộ: - Chạy thẳng người: Hãy tưởng tượng trong khi chạy, có những sợi dây đính vào vai bạn khiến bạn chạy thẳng người, không khom người về trước (chạy khom tốn nhiều năng lượng).
- Thư giãn: Những căng thẳng trên tay, vai, cổ, mặt cần được giảm bớt hiệu quả. Tay và ngón tay cần được thả lỏng, thả nổi tay và hàm cử động thoảimái
Là môn thể thao được ưa chuộng nhất khi muốn tiêu hao năng lượng. . Nếu không có điều kiện đi xa, thời gian thì mỗi ngày chỉ cần 30 phút trên chiếc xe đạp tập thể dục trong nhà, bạn đã có thể tiêu hao 200 đến 400 calo năng lượng dư thừa
Lựa chọn bài tập thể dục thẩm mỹ phù hợp
Việc kết hợp 2 loại hình này rất tốt cho sức khỏe. Cần chú ý một số trường hợp:
- Người có bệnh hen suyễn, huyết áp, các bệnh về lưng không nên tập Aerobic vì đòi hỏi nhịp thở và vận động nhanh. Các bài tập đi bộ trên máy đi bộ điều chỉnh tốc độ sẽ phù hợp
- Phụ nữ bị stress nên đến phòng tập với các bài aerobic vui nhộn để có những giây phút quên đi công việc, tập trung toàn tâm trí cho bản thân. Có thể chạy bộ tại nhà cùng gia đình.
- Muốn giảm cân mà không có thời gian nên tập máy chạy bộ tốc độ tăng dần và thay đổi độ nghiêng của máy, sau đó chú trọng đến tập vùng cụ thể như bụng, đùi , tay,…
- Phụ nữ sau khi sinh 3 tháng có thể bắt đầu tập nhẹ với máy đi bộ hoặc tham gia các lớp tập aerobic, tập tay không với nhịp độ tăng dần để lấy lại vóc dáng. Chưa nên tập tác động vào phần chuyên sâu.
- Người muốn giữu dáng tập máy chạy bộ tốc độ vừa phải nâng cao sức khỏe và thoải mái tinh thần, tập bài tập thể dục Aerobic nhẹ nhàng tại nhà
Lời khuyên tập thể dục thẩm mỹ đúng cách
- Cần tập luyện có kế hoạch: tìm cho mình video bài tập và xem kỹ động tác trược khi tập.
- Dù tập gì cũng cần khởi động giúp nhịp tim tăng lên một cách từ từ, tăng ô xy cho cơ thể và tăng lưu lượng máu đến các cơ bắp, ngăn ngừa tổn thương cho người tập do các cơ đã được tăng cường độ đàn hồi
- Giữ nhịp thở. Hơi thở của bạn cần nhịp nhàng và sâu, và bạn cảm thấy cơ hoành (không phải ngực) đang làm việc. Thở ra có kiểm soát
- Trong khi tập, cứ 15 đến 20 phút bạn cần nuống ¼ hoặc ½ cốc nước
- Nên chọn những bộ trang phục mềm, thỏa mái, hút mồ hôi tốt để trong quá trình tập không bị gián đoạn và buổi tập hiệu quả hơn
- Tuyệt nhiên, không tập ngay sau bữa ăn hoặc khi cơ thể quá đói. Trước khi tập có thể dùng một bữa ăn nhẹ, để bổ sung dinh dưỡng cho cơ thể và kéo dài buổi tập hơn.
- Từ từ tập, tìm ra điểm sai và khắc phục nó. Đến khi quen dần, bạn sẽ tập nhanh hơn, lúc đó, đẩy nhanh tiến độ. Không ép bản thân tập theo những động tác khó, chọn bài tập đơn giản rồi từ từ nâng cao trình độ lên.
- Tập luyện đúng tư thế:
+ Đặc biệt khi uốn cong lưng phải luôn nhớ giữ lung thẳng và chỉ hơi uốn cong nhẹ để bảo vệ lưng khỏi chấn thương.
+ Kéo căng đầu gối: cần giữ cho đầu gối ở vị trí phía sau ngón chân bởi nếu đẩy đầu gối về phía trước sẽ tạo áp lực lên các khớp và có thể gây thương tích.
0 nhận xét:
Đăng nhận xét